Tбng ДГi cloud, tбng ДГiбєЈo, tбng ДГi nбi bб, tбng ДГi Дiбn thoбєЎi, linh kiбn tбng ДГi, thi cГґng tбng ДГi,lбєЇp Дбєt tбng ДГi,sбЇa chбЇa tбng ДГi,Дiбn thoбєЎi bГn

Ai là nhân viên tổng đài điện thoại khi Bác làm việc ở K9?

Thứ năm, Tháng 9 27, 2012 - 23:13
Từ 1965, khi Bác Hồ sơ tán lên K9, người trực tổng đài tại đây chính là ông Nguyễn Văn Hanh, nhân viên Cục Bưu điện Trung ương (nay là Bưu điện Trung ương thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam - VNPT).
ai la nhan vien tong dai dien thoai khi bac lam viec o K9.jpg

 

 

 

 

 

Đây sẽ mãi là một bí mật lịch sử nếu ông Nguyễn Văn Giai, nguyên Cục trưởng Cục Bưu điện Trung ương (BĐTƯ) không khơi gợi ra và quyết tâm làm sáng tỏ.
Chia sẻ với phóng viên BĐVN về hành trình khám phá bí mật trên, ông Nguyễn Văn Giai cho hay: "Một số cán bộ của Cục BĐTƯ đã lên thăm Khu di tích lịch sử K9 trước tôi nhưng không có ý định tìm hiểu cơ quan nào phụ trách bộ phận thông tin liên lạc thời Bác Hồ và Bộ Chính trị còn làm việc ở K9. Năm 2005, sau khi nghỉ hưu, tôi đến thăm K9 và thấy lạ là trong thời chiến, Bác Hồ và Bộ Chính trị ở đâu thì thường có người của Cục BĐTƯ ở đó để phục vụ hoạt động thông tin liên lạc, nhưng sao ở đây lại không thấy nói đến chuyện này. Tôi hỏi thuyết minh viên nhưng không có câu trả lời. Trở về cơ quan, tiếp tục dò tìm trong đơn vị xem có người nào từng ở K9 giai đoạn đó không thì chẳng ai biết vì việc điều động nhân viên của Cục BĐTƯ lên K9 thuộc thẩm quyền của Văn phòng Trung ương, không lưu lại hồ sơ giấy tờ gì ở Cục".


Chỉ sau khi bí mật được làm sáng tỏ, tại Khu di tích lịch sử K9 mới có biển giới thiệu về bộ phận tổng đài điện thoại phục vụ Hồ Chủ tịch và lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Chuyện ông Giai không có được câu trả lời cũng không có gì lạ bởi những thông tin như vậy thuộc diện tuyệt mật, những người liên quan phải luôn tâm niệm "sống để bụng, chết mang theo".
Tuy nhiên, với mong muốn làm rõ một bí mật liên quan tới lịch sử hào hùng của Cục BĐTƯ, ông Giai quyết tâm đi tìm bằng được lời giải.
Mất khá nhiều thời gian tìm đến một số cơ quan liên quan để hỏi thông tin mà không thu được kết quả gì, chỉ khi lặn lội sang Bảo tàng Hồ Chí Minh, ông Giai mới "mò" ra thông tin có một nhân viên của Bảo tàng là ông Bắc "già" người Nghệ An từng phục vụ mảng điện thắp sáng cho Hồ Chủ tịch ở K9.
Ông Giai liền tìm đến nhà ông Bắc ở Khu tập thể Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, được ông Bắc cho biết mình vốn là người của Nhà máy điện Yên Phụ, nhận nhiệm vụ đảm bảo mạng điện trong Phủ Chủ tịch, lúc Bác Hồ lên K9 thì ông Bắc lên theo. Ở cùng ông Bắc tại K9 thời kỳ đó có 2 người nữa của Cục BĐTƯ là ông Nguyễn Văn Hanh và ông Long, chịu trách nhiệm phụ trách tổng đài điện thoại và mạng cáp. Tổng đài điện thoại ở K9 được để ở phòng riêng, khi có báo động thì chuyển xuống hầm.

Ông Nguyễn Văn Hanh (ngoài cùng bên trái) và ông Bắc "già" (cạnh ông Hanh) cùng đến thăm K9 để ôn lại kỷ niệm xưa.

Nắm bắt thông tin cốt lõi rồi, ông Giai quay về hỏi lại ông Hanh để kiểm chứng. Rất ngạc nhiên vì bí mật bị lộ song ông Hanh chưa sẵn sàng hé lộ thêm thông tin gì. Chỉ sau khi ông Giai thuyết phục rằng đã đến lúc có thể công khai một số thông tin liên quan để ghi vào lịch sử của Cục BĐTƯ, ông Hanh mới kể lại vài chuyện giống như lời ông Bắc.
Trên hành trình đi tìm người từng phục vụ thông tin liên lạc cho Bác Hồ ở K9, ông Nguyễn Văn Giai cũng khám phá thêm một câu chuyện khác chứng tỏ sự chấp hành nghiêm túc nguyên tắc đảm bảo bí mật của cán bộ nhân viên Cục BĐTƯ. Cùng thời điểm ông Hanh lên K9, còn có 1 bộ phận khác của Cục BĐTƯ được điều lên làm phụ trách đài vô tuyến điện tại khu sơ tán ở huyện Bát Bạt (giờ là huyện Ba Vì). Mặc dù khu K9 và đài vô tuyến điện ở Bát Bạt ở cùng xã, thế nhưng 2 bộ phận hoàn toàn không biết nhau. Tới khi Bác Hồ mất thì bộ phận phụ trách tổng đài của ông Hanh tại K9 giải tán và đài vô tuyến điện ở Bát Bạt cũng được chuyển đi chỗ khác. Ông Giai đoán rằng đài vô tuyến điện này cũng được sử dụng để phục vụ Bác Hồ và Bộ Chính trị ở K9 như một bộ phận dự phòng hoặc hỗ trợ cho tổng đài
Như vậy là bí mật về nhân viên tổng đài phục vụ Bác Hồ tại K9 đã được làm sáng tỏ. Năm 2007, tại khu di tích lịch sử K9, Ban Quản lý khu di tích đã dựng biển trước cửa phòng tổng đài điện thoại ngày trước và ghi rõ đây là thiết bị tổng đài điện thoại của Cục BĐTƯ phục vụ Bác Hồ.
Chỉ tiếc rằng 2 năm sau khi những bí mật trên được ông Giai khám phá ra, đến năm 2009 thì ông Hanh đã qua đời.
K9 - Đá Chông là địa điểm đã được chính Bác Hồ chọn làm vị trí để dựng khu căn cứ của Trung ương trong thời chiến. Nhiều lần Bác Hồ cùng các đồng chí trong Bộ Chính trị đã làm việc ở K9. Đây
cũng là nơi được chọn để gìn giữ thi hài của Bác Hồ trong những năm chiến tranh, suốt từ khi Người ra đi - năm 1969 cho đến năm 1975, trước khi đón Người về Lăng ở Quảng trường Ba Đình.




Nguồn tin: Theo ICTNews