Giải pháp điện thoại Voice IP cho doanh nghiệp
Giải pháp Voice IP cho doanh nghiệp
Điện thoại IP phone sử dụng công nghệ Voice-over IP (VoIP) là cách truyền dẫn các cuộc gọi điện thoại qua mạng số liệu (mạng Internet). Vì vậy, cuộc gọi không hạn chế về ranh giới địa lý,văn phòng công ty, Post điện thoại, gọi điện ở bất kỳ đâu, chỗ nào có internet là ở đó có thể gọi điện thoại, cước cuộc gọi rẻ thậm chí còn không mất tiền. Chúng ta sẽ tìm hiểu tại sao lại như thế và tại sao sử dụng giải pháp này, trong khi điện thoại truyền thống phát triển rất phổ biến và hoạt động lại ổn định.
Chuyển mạch là khái niệm rất cơ bản được sử dụng bởi mạng viễn thông
trong hơn 100 năm. Điều gì xảy ra khi một cuộc gọi giữa hai phía được
thiết lập, kết nối được duy trì suốt cuộc gọi. Do bạn kết nối hai điểm
trên theo cả hai hướng, kết nối này được gọi là một mạch (Circuit). Nó
tạo thành mạng điện thoại PSTN (Public Switched Telephone Network).
•
Bạn nhấc máy điện thoại và nghe thấy ngay âm mời quay số. Điều này cho
bạn thấy rằng bạn đã có kết nối tới tổng đài nội hạt.
• Bạn quay số mà bạn muốn nói chuyện.
• Cuộc gọi được định hướng qua một chuyển mạch tại tổng đài nội hạt tới nơi bạn đang gọi.
• Một kết nối thực hiện giữa điện thoại của bạn và đường line khác, lúc này mạch đang mở.
• Bạn nói chuyện trong một khoảng thời gian sau đó gác máy.
• Khi bạn gác máy, mạch sẽ ngắt và đường line của bạn giải phóng.
Trong
khoảng thời gian bạn nói truyện, mạch sẽ liên tục mở giữa hai máy. Cuộc
gọi qua tổng đài PSTN truyền thống truyền với tốc độ cố định là 64 Kbps
hoặc 1024 bit/giây theo mỗi hướng và tốc độ phát tổng cộng là 128 Kbps
do 1 Kbyte có 8 Kbit. Vì vậy trong 10 phút nói truyện, lượng thông tin
được truyền lên đến 9600 KB gần bằng 9.4MB.
Nếu bạn nhìn vào cuộc
đàm thoại thông thường thì rất nhiều dữ liệu được truyền rất lãng phí.
Trong khi bạn đang nói thì phía kia nghe, như vậy chỉ một nửa đường
truyền được sử dụng trong thời gian đó. Dựa trên điều đó chúng ta giả
định chia file thành hai nửa, mỗi nửa xuống khoảng 4.7MB. Như vậy có một
lượng thời gian trong hầu hết các cuộc đàm thoại là thời gian chết,
chiếm một nửa tổng thời gian. Nếu bạn có thể loại bỏ được những khoảng
thời gian như vậy thì file của bạn sẽ nhỏ hơn.
Mạng dữ liệu không
sử dụng chuyển mạch. Kết nối Internet sẽ chậm hơn rất nhiều nếu nó bao
gồm một kết nối cố định tới một trang Web. Thay thế cho việc nhận và gửi
dữ liệu, bạn cần hai máy tính đóng vai trò một kết nối qua lại trong
toàn bộ thời gian không cần biết dữ liệu có hữu ích hoặc không. Đây
không phải là cách để thiết lập mạng dữ liệu hiệu quả. Thay thế vào đó
mạng dữ liệu sử dụng phương pháp được gọi là chuyển mạch gói (Packet
Switching).
Chuyển mạch thông thường giữ cho kết nối mở và không
đổi thì chuyển mạch gói mở kết nối trong khoảng thời gian đủ lớn để có
thể gửi những khối dữ liệu nhỏ được gọi là gói (Packet) từ một hệ thống
này tới một hệ thống khác. Máy tính gửi khối dữ liệu trong các gói nhỏ
tới một địa chỉ ghi trên mỗi gói. Khi máy tính nhận được các gói nó sẽ
tập hợp lại thành dữ liệu gốc. Chuyển mạch gói rất hiệu quả nó giảm nhỏ
thời gian kết nối giữa hai hệ thống, giảm tải trên mạng.
Công
nghệ VoIP sử dụng phương pháp chuyển mạch gói. Ví dụ khi sử dụng một
cuộc gọi 10 phút trên PSTN thì nó cũng sử dụng đầy đủ 10 phút để truyền
dẫn 128 Kbps. Với VoIP cuộc gọi đó chỉ mất 3,5 phút để truyền 64 Kbps và
mất 6,5 phút để truyền 128 Kbps. Đây là trong trường hợp chưa sử dụng
phương pháp nén dữ liệu (Data Compression), kích thước dữ liệu sẽ giảm
nhiều khi sử dụng phương pháp nén.
Ưu điểm của giải pháp voice IP
- Gọi điện miễn phí giữa các chi nhánh.
- Có thể kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ Internet phone để gọi quốc tế mà không cần nâng cấp thiết bị.
-
Nhân viên từ xa có thể đăng nhập vào hệ thống để thực hiện các cuộc gọi
nội bộ và nhận cuộc gọi từ bên ngoài ở bất kỳ đâu trên thế giới.
- Có thể sử dụng softphone trên máy tính để bàn để nhận cuộc gọi và thực hiện cuộc gọi.
-
Có nhiều tính năng nổi trội như âm thoại tương tác với người dùng(IVR),
cuộc gọi hội nghị (call conference), ghi âm cuộc gọi, gửi tin nhắn
Voice mail….
- Có thể dùng điện thoại bàn, điện thoại đi động để gọi quốc tế giá rẻ thông qua tổng đài IP.
- Dễ dàng nâng cấp, có thể tích hợp với nhiều ứng dụng khác.
- Dễ dàng di chuyển điện thoại từ phòng ban này sang phòng ban khác mà không phải đi dây lại.
II. Yêu cầu của ngân hàng ACB
Thiết
kế giải pháp công nghệ Voice IP giữa các đơn vị thuộc hội sở của
ACB(Trụ sở chính đặt tại TPHCM và một số bộ phận đặt tại Hà nội) và giải
pháp tổng thể Voice IP cho toàn bộ ngân hàng (Hiện tại ngân hàng có
khoảng 5000 nhân viên, 120 chi nhánh)
Với yêu cầu:
• Hệ thống hoạt động ổn định, an toàn, hiệu quả
• Tính bảo mật thông tin
• Khả năng tương thích vói hệ thống hiện tại
• Khả năng mở rộng thành hệ thống Video conference
Với giả thiết đặt ra
• Tất cả các chi nhánh đều đã có tổng đài nội bộ PABX và hệ thống hoạt động bình thường.
• Tất cả các chi nhánh đều đã có đường truyền số liệu ADSL đủ băng thông
III. Thiết kế hệ thống
1. Mô hình tổng quát
2. Sơ đồ liên kết giữa các chi nhánh
3. Các phương án
A.Tổng đài IP-PABX:
a. Các tính năng nổi trội của hệ thống tổng đài IP
• IVR (âm thoại tương tác với người dùng)
• Điện thoại hội nghị (Call conference).
• Lưu chi tiết cuộc gọi (Call details)
• Call forward, call transfer, call waiting, DND (Do Not Disturb)
• Call parking (Chuyển cuộc gọi có quản lý).
• Call queuing (Xếp hàng cuộc gọi).
• Call recording (Ghi âm cuộc gọi)
• Music on hold (nhạc chờ)
• Khả năng tích hợp với cơ sở dữ liệu.
• Ringing Group (đổ chuông theo nhóm)
• Voice mail (tin nhắn thoại): nghe tin nhắn thông qua điện thoại hoặc gửi email tới cho người dùng.
• DISA (Sử dụng tổng đài như thiết bị trung gian để gọi quốc tế).
• Quản lý cuộc gọi.
b.Mức độ ổn định, và an toàn của hệ thống phụ thuộc vào hoàn toàn đường truyền số liệu ADSL của nhà cung cấp dịch vụ,
c. Tính bảo mật của hệ thống cao
d. Khả năng mở rộng các User là không giới hạn
e. Tương thích với hệ thống hiện tại
Nhược điểm:
• Đầu tư lại hệ thống mạng điện thoại của ngân hàng hầu như hoàn toàn mới.
• Chi phí đầu tư lớn
• Không tận dụng triệt để cơ sở vật chất sẵn có của mạng điện thoại ngân hàng
• Độ an toàn thông tin không cao.
B. Sử dụng Gateway IP kết hợp với thẻ nhà cung cấp dịch vụ
• Ưu điểm của phương pháp này là chi phí ban đầu thấp,
• Nhược điểm: Khả năng mở rộng là hạn chế, phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ,
• Giải pháp này thường chỉ áp dụng cho gia đình, doanh nghiệp nhỏ lưu lượng cuộc gọi ít,không áp dụng cho các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp lớn như ngân hàng
C. Sử dụng SIP Server
a. Các tính năng nổi trội của hệ thống SIP Server• IVR (âm thoại tương tác với người dùng)
• Điện thoại hội nghị (Call conference).
• Lưu chi tiết cuộc gọi (Call details)
• Call forward, call transfer, call waiting, DND (Do Not Disturb)
b. Mức độ ổn định và an toàn của hệ thống phụ thuộc vào đường truyền số liệu ADSL của nhà cung cấp dịch vụ,
c. Tính bảo mật của hệ thống cao
d. Khả năng mở rộng các User là rất lớn, mỗi SIP Server quản lý được 250 User vì vậy dễ dàng mở rộng mạng điện thoại nội bộ của ngân hàng một cách linh hoạt và mềm dẻo
e. Tương thích với hệ thống hiện tại
Ưu điểm :
• Có thể nâng cấp mạng điện thoại sẵn có của ngân hàng để sử dụng song song đồng thời cả chuyển mạch kênh (qua mạng PSTN) và chuyển mạch gói(Parket switching). Vì vậy nó tạo ra mạng điện thoại sử dụng cả chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói tạo ra mạng điện thoại an toàn thông tin cao, hiệu quả về kinh tế rất lớn
• Tận dụng triệt để cơ sở vật chất sẵn có của ngân hàng
• Chi phí ban đầu thấp
D. Kết luận:
Sau khi phân tích yêu cầu của ngân hàng ACB và dựa trên cơ sở vật chất của ngân hàng. Chúng tôi khuyến cáo ngân hàng nên sử dụng giải pháp SIP Server. Bởi vì giải pháp này hiệu quả nhất về kinh tế và mạng điện thoại của ngân hàng an toàn cao.
IV. Giải pháp SIP Server
1. Thiết kế hệ thống
- Tại văn phòng chính (head office): bổ xung thêm SIP Server vẫn giữ nguyên mạng điện thoại nội bộ hiện có
- Tại các chi nhánh và phòng giao dịch:Giữ nguyên mạng điện thoại nội bộ hiện có, bổ xung thêm các gateway IP
- Nhân viên đi công tác hoặc ở nhà có thể kết nối vào hệ thống để nhận và thực hiện cuộc gọi nội bộ cũng như ra bên ngoài bằng điện thoại IP hoặc softphone.
- Trụ sở chính và các chi nhánh, phòng giao dịch liên kết thông qua hệ thống mạng WAN.
- Mỗi chi nhánh khi thực hiện cuộc gọi quốc tế sẽ thông qua các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại Internet (ITSP).
- Mỗi chi nhánh sử dụng 1 đường ADSL để kết nối lại với nhau.
2. Sơ đồ kết nối giữa các chi nhánh
3. Sơ đồ mở rộng chi nhánh
4.Danh sách các thiết bị
STT |
Thiết bị hiện tại |
Số lượng |
Phương án thay thế & bổ sung |
|
Thiết bị VOIP |
||||
1.1 |
Điện thoại Analoge |
|
|
|
1.2 |
SIP Server |
4 |
320$ đến 700$ tùy theo số Port FXO, FXS |
|
1.3 |
Gateway kết nối PTSN/VoIP 4 cổng FXO |
|
Tùy theo văn phòng giao dịch |
|
1.4 |
Gateway kết nối PSTN/VoIP 2 cổng FXO |
|
Tùy theo văn phòng giao dịch |
|
1.5 |
Gateway kết nối PTSN/VoIP 8 cổng FXS |
230$ |
Tùy theo văn phòng giao dịch |
|
1.6 |
Điện thoại IP, ATA |
55$ |
|
|
1.7 |
Soft phone |
- |
|
|
HỆ THỐNG ĐƯỜNG TRUYỀN |
||||
2.1 |
Hệ thống đường điện thoại PSTN |
- |
# Tuỳ nhu cầu |
|
2.2 |
Đường truyền Internet |
|
# Mỗi chi nhánh phải có đường internet ADSL hoặc leased line |
|
2.3 |
Tài khoản gọi quốc tế SIP |
|
# Tuỳ nhu cầu. |