Tổng quan về điện thoại IP, công nghệ VOIP
Điện thoại IP: Các kiểu kết nối của điện thoại IP vào mạng.
Thiết lập môi trường triển khai: Có ba mô hình triển khai, mỗi loại sẽ ứng với một cách kết nối và những yêu cầu khác nhau.
Điện thoại IP
Hình mô tả dưới đây mô tả các lựa chọn kết nối cho điện thoại IP. IP Phone có thể kết nối vào mạng sử dụng cáp mạng UTP Cat 5 hoặc tốt hơn, với mộtối RJ-45. Nguồn điện cung cấp cho IP Phone từ bộ cung cấp nguồn riêng gắn ngoài, hoặc từ switch. IP Phone có chức năng gửi gói tin thoại IP ra đường mạng. Bởi vì gói tin IP mang dữ liệu thoại, nên chúng ta phải xem xét cấu hình vật lý và cấu hình luận lý thật chắc chắn.
Tùy chọn kết nối vật lý cho lăp điện thoại IP
Ở cấp độ vật lý, có ba tùy chọn cho kết nối IP Phone như sau:
Single cable: Một kết nối single cable sẽ kết nối điện thoại và PC đến cùng một port trên switch (Iphone kết nối từ cổng LAN trên PC, và từ PC kết nối với Switch – PC sẽ đóng vai trò như một Switch so với Ip phone). Hầu hết các doanh nghiệp khi kết nối IP Phone thường sử dụng giải pháp này. Bởi nó tạo một sự thoải mái hơn trong cấu hình, và tiết kiệm chi phí cho cơ sở hạ tầng cáp, và cũng tiết kiệm số port trên switch.
Multiple cable: Kết nối giữa điện thoại đến switch và giữa PC đến switch là những kết nối riêng lẽ. Kiểu kết nối này tạo ra những kết nối vật lý riêng biệt nhau cho mỗi thiết bị, điều đó có nghĩa là mạng thoại và mạng dữ liệu sẽ nằm trên các đường tách biệt nhau.
Multiple Switch: Mỗi kết nối giữa điện thoại và PC đến switch sẽ nằm trên những kết nối vật lý riêng biệt, những switch riêng lẻ. Với kết nối này, điện thoại sẽ kết nối trên một switch riêng, và nó khác biệt, không ảnh hưởng đến kết nối giữa PC và một switch. Luồng dữ liệu chạy trên hai kết nối này có thể được cấu hình theo những cách khác nhau, tương thích riêng cho mạng thoại và cho mạng dữ liệu.
Multiple switch được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
- Cung cấp nguồn điện riêng cho IP Phone mà không cần nâng cấp cở sở hạ tầng của hệ thống mạng.
- Giảm số lượng nâng cấp phần mềm cần thiết trong hệ thống.
- Hạn chế việc cấu hình spanning-tree trong cầu hình Switch.
Cấu hình luận lý để kết nối một điện thoại IP phải giải quyết các vấn đề sau:
- Địa chỉ IP
- Cấu hình VLAN
- Cấu hình Spanning tree
- Phân loại (Classification) và xếp hàng (Queue)
- Một vài dòng điện thoại Ip của Grandstream do công ty Du Hưng phân phối, như cái Grandstream GXP280 trong hình, nó có 2 cổng 10/100 kết nối RJ-45. Một cổng PC đến PC, và một cổng LAN kết nối vào mạng ethernet của switch.
- Nếu một máy tính kết nối vào mạng thông qua cổng kết nối PC của điện thoại IP, gói dữ liệu data (data packet) sẽ đi vòng qua điện thoại để vào mạng. Tức là dữ liệu phải thông qua trung gian là điện thoại IP trước khi nó đến với PC khác hoặc đi ra ngoài. Chúng chia sẻ cùng một kết nối vật lý để truy cập vào switch, vào cùng một port trên switch. Việc chia sẽ kết nối vật lý này sẽ làm cho:
- Mạng VLAN hiện hành có thể được cấu hình trên cơ sở mạng IP subnetting. Tuy nhiên, có thể bổ sung thêm địa chỉ ip không cùng mạng con với mạng điện thoại, và xem nó như là một thiết bị khác được kết nối vào cùng một port.
- Lưu lượng truyền dữ liệu (Data traffic) có thể sẽ làm giảm chất lượng cho lưu lượng thoại VoIP (VoIP traffic)
- Chúng ta có thể giải quyết các vấn đề trên bằng cách tách biệt dữ liệu thoại, và dữ liệu data thành các mạng VLAN riêng biệt. Mỗi cổng trên switch được cấu hình kết nối đến điện thoại IP, phải cấu hình các VLAN thực hiện chức năng riêng biệt, với hai loại VLAN:
- Dữ liệu thoại đến và đi từ điện thoại IP phone (auxiliary VLAN)
- Dữ liệu data đến và đi từ PC thông qua một cổng truy cập trên switch (native VLAN)
Lưu ý
- Trong một số tài liệu về VoIP, auxiliary VLANs (VLAN phụ) còn được gọi là voice VLANs.
- Việc tách biệt điện thoại thành Auxiliary VLAN có thể giúp tăng chất lượng thoại, và gia tăng một số lượng các điện thoại được phép gắn vào mạng đang có sự thiếu hụt về địa chỉ IP. Mặt khác, frame của dữ liệu voice và data có trường ưu tiên khác nhau, do đó việc chuyển đổi quyền truy cập cho frame voice cao hơn là frame data.
- Điện thoại IP của Grandstream triển khai trong môi trường văn phòng, gắn với các thiết bị switch chuyển mạch Ethernet. IP phone có thể sử dụng cơ sở hạ tầng hiện có, hoặc là cơ sở hạ tầng được nâng cấp từ kết nối phone đến máy tính để bàn. Các kết nối từ điện thoại IP và PC có thể cùng một switch hoặc là khác switch. Trong cả hai trường hợp thì dữ liệu thoại vẫn được ưu tiên hơn.
- IP phone so với điện thoại truyền thống (analog phone)
Những chiếc điện thoại bàn truyền thống đã tồn tại hơn hai thập niên nay, những chiếc điện thoại bàn nhà các bạn nối thẳng dây điện thoại (telephone line) từ nhà cung cấp dịch vụ như VNPT, Viettel... là những chiếc điện thoại sử dụng công nghệ Analog. Những chiếc điện thoại này đã hẳn quen thuộc và dễ sử dụng với nhiều người. Nhưng khi so sánh với các công nghệ mới ngày nay. Công nghệ đã trở nên lỗi thời, khó đáp ứng đủ yêu cầu của người sử dụng, nhất là đối với trong môi trường doanh nghiệp.
Sự hạn chế của điện thoại analog đến từ ngay đường truyền thoại. Với nhu cầu sử dụng ít, analog phone vẫn đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người sử dụng. Nhưng với một doanh nghiệp nhu cầu thoại nội bộ hay giao bên ngoài thường xuyên với mật độ cao, thì điện thoại IP mới có khả năng cung cấp tốt vì băng thông sử dụng của đường truyền IP lớn hơn so với đường truyền analog.
- Những nhu cầu như phòng họp cho thoại (conference) giúp doanh nghiệp có thể tổ chức họp các chi nhánh trên toàn quốc hay toàn thế giới với số lượng phòng họp lớn thì điện thoại IP là lựa chọn tối ưu. Những tính năng nổi trội của IP phone so với analog phone, như park phone, danh bạ (phone book),...
- Khi triển khai một hệ thống analog thì sẽ bị giới hạn bởi tính mở rộng, kết nối analog chỉ có thể triển khai với bán kính 1000m. Khi thay đổi vị trí của điện thoại analog, bạn phải đi lại dây và phải cấu hình chính xác đường dây trên tổng đài. Doanh nghiệp phải chi trả thêm chi phí cho việc tạo một node analog song song với việc tạo một node mạng cho việc truyền dữ liệu giữa các máy tính.
- Khi triển khai hệ thống điện thoại IP, thì hầu như không bị giới hạn về vật lý, sử dụng chung node mạng dữ liệu sẵn có (tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp). Khi thay đổi vị trí của điện thoại, không cần đi lại dây hay cấu hình vì tất cả được lưu trên server (tổng đài) và bộ nhớ của điện thoại IP. Điện thoại vẫn sẽ được cấp IP từ DHCP và vẫn giữ nguyên số điện thoại.
Với người dùng cá nhân, nếu bạn đang sử dụng dịch vụ Skype để gọi cho người thân của mình tại nước ngoài, bạn có thể dùng điện thoại IP như Grandstream GXP3140 hỗ trợ Skype. Các bạn có thể gọi Skype mà không cần tới máy tính, chỉ cần nối thẳng vào Router ADSL. Ngoài ra, bạn sử dụng các dịch vụ gọi quốc tế miễn phí, hay giá rẻ khác từ các nhà cung cấp thông qua internet, các bạn có thể dùng điện thoại IP như Grandstream GXP280 để kết nối với server nhà cung cấp trực tiếp qua Router mà không cần máy tính.
Phân phối độc quyền tổng đài IP toàn quốc
CÔNG TY CỔ GTC TELECOM
Địa chỉ: số 49 Trung Kính - Trung Hòa - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại: 024 777 99 777
http://www.lapdattongdaidienthoai.com
Tag: điện thoại IP, tổng đài, điện thoại IP phone, IP Phone, Giải pháp hệ thống tổng đài nội bộ, Tổng đài điện thoại IP PBX, Giải pháp chống sét cho tổng đài điện thoại, Giải pháp cho hệ thống tổng đài điện thoại, Lắp tổng đài điện thoại Adsun FX, Cách lắp đặt tổng đài nội bộ, Lắp đặt tổng đài nội bộ siêu rẻ,Lắp đặt tổng đài điện thoai, lap dat tong dai dien thoai,lap dat tong dai dien thoai gia re, lắp đặt tổng đài nội bộ, huong dan lap dat tong dai dien thoai, cach lap dat tong dai dien thoai, cách cài đặt tổng đài điện thoại, lắp tổng đài nội bộ, lắp tổng đài điện thoai, tổng đài điện thoại giá rẻ, tổng đài nội bộ